Tầm quan trọng của độ pH đất đối với sự hấp thu dinh dưỡng và cây trồng

BM
Tầm quan trọng của độ pH đất đối với sự hấp thu dinh dưỡng và cây trồng

Độ pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của đất. Và thường được kiểm tra bằng các thiết bị đo độ pH, trên hình là máy Takemura DM-15 (Nhật Bản).

Đất rất chua: 3.0 - 4.0

Đất chua: 4.0 – 5.5

Đất hơi chua: 5.5 – 6.5

Đất trung tính: 6.5 – 7.0

Đất hơi kiềm : 7.1 – 7.5

Đất kiềm: 7.5 – 8.0

Đất kiềm nhiều > 8.0

Trên thực tế độ pH dưới 5.5 dẫn đến kết quả là sản lượng giảm và cây trồng bị chậm phát triển. Trong điều kiện độ pH đất thấp, những vi chất dinh dưỡng có sẵn như mangan, nhôm và ion tăng mạnh và dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc rễ cây kém phát triển.

Và theo nghiên cứu % đạm, lân, kali được hấp thụ dự theo chỉ số pH như sau:

pH 4,5: 30% 23% 33%

pH 5.0: 53% 34% 52%

pH 5.5: 77% 48% 77%

pH 6.0: 89% 52% 100%

pH 7.0: 100% 100% 100%

Cách xử lý để giúp cải thiện độ pH theo từng loại đất:

Với đất bị chua, cách đơn giản nhất để tăng pH thường bón vôi, chất có tính chất kiềm cho đất.

Với đất bị kiềm cần bổ sung các nguyên tố vi lượng gây axit hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat, nhôm sunfat,… chúng hòa tan các chất kiềm làm giảm độ pH trong đất để chuyển về trạng thái trung hòa.

Ngoài ra việc bón phân hữu cơ cũng là một cách giúp đất tươi xốp, cải tạo pH đáng kể.

https://baominhagri.com/bmfe-organic-phan-bon-huu-co-organic-compound-fertilize-25kg

Zalo
Hotline
Go Top