Quản Lý Sâu Bệnh Hại và Thu Hoạch Trái Trên Cây Sầu Riêng | Quy Trình Kỹ Thuật Trên Cây Sầu Riêng (Phần cuối)

BM
Quản Lý Sâu Bệnh Hại và Thu Hoạch Trái Trên Cây Sầu Riêng | Quy Trình Kỹ Thuật Trên Cây Sầu Riêng (Phần cuối)

I. Quản Lý Sâu Bệnh Hại

1. Nhện đỏ
        Đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập chung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng là có thể bị khô và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc SẠCH NHỆN, SIÊU NHỆN, THUỐC THẢO MỘC,…..để phòng trừ hiệu quả.


2. Rầy phấn trắng và rầy xanh hại lá non
    Biện pháp phòng trừ: Khi phát hiện chồi bị hại thì tiến hành xử lý thuốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 
    Sử dụng luân phiên các loại thuốc BM247, BM40, BM40 PLUS, RUMBA,… Có thể phun kết hợp phân bón qua lá với thuốc phòng trừ rầy phấn trắng để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.

3. Bệnh xì mủ thân, thối trái do nấm Phytophthora
        - Phòng bệnh: Để giảm tối đa bệnh do nấm Phytophthora gây hại thân, quả trong giai đoạn cây mang trái, giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì cần có biện pháp phòng bệnh trước khi phát hiện trong điều thời thiết ẩm độ cao.
        Trị bệnh: Khi phát hiện quả bị bệnh thì phải phun BM SIÊU DIỆT NẤM, BM75 GOLD, Mancozeb Vàng, Mêtaxy…. Phun lặp lại lần tiếp theo sau đó 7 ngày.
        Nếu phát hiện xì mủ thân thì vệ sinh gọt bỏ vùng mô bị thối rồi quét thuốc 1 gói Phos Zn 550 hay 500ml Fulvitop + 500gram Mancozeb Vàng, Mêtaxy lên vết bệnh. Thực hiện 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

4. Bệnh thán thư
        Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
        Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm.
Phòng trị: Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
Phun: BM Siêu Diệt Nấm; Diệt Khuẩn; Mancozeb Vàng; BM 75 GOLD; Mêtaxy... để phòng ngừa bệnh gây hại.

II. Thu Hoạch Trái

    Xác định thời điểm thu hoạch trái: Dựa vào sổ nhật kí ghi chép thời gian xả nhụy đến khi quả được 125-135 ngày (đối với sầu riêng Monthong), 105-115 (ngày đối với sầu riêng Ri6), Nông dân nên thu hoạch trước khi trái chín từ 5-7 ngày, tránh tình trạng thu hoạch quá sớm, hay quá muộn (đặc biệt không để quả tự rụng xuống đất) đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái. Dựa vào dấu sơn phân biệt các đợt quả trên cây. Dựa vào hình thái bên ngoài sự nở của gai quả, khi quả chín gai trên múi sầu riêng nở và rãnh quả sâu hơn. Dựa vào âm thanh khi gõ quả.

---------------------------------------------------------------

LINK SẢN PHẨM:

- PHÂN BÓN

- THUỐC BVTV

Mọi chi tiết thắc mắc về quy trình kỹ thuật. Quý bà con vui lòng liên hệ về hotline của công ty qua số điện thoại: 0985 294 911(zalo)

Fanpage/Youtube: Bảo Minh FE

Xin chân thành cảm ơn quý bà con đã quan tâm theo dõi.

Zalo
Hotline
Go Top