Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Có Múi | Quy Trình Kỹ Thuật Trên Cây Có Múi (Phần 5)

BM
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây Có Múi | Quy Trình Kỹ Thuật Trên Cây Có Múi (Phần 5)

1. Sâu vẽ bùa: 
  Phát triển mạnh ở giai đoạn cây ra lá non, sâu rất nhỏ, đục dưới biểu bì lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm lá co rúm, biến dạng, quăn queo và các vết thương do sâu tạo trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển.     

- Phòng trị: 
  + Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, thúc cây ra đọt non tập trung mau thành thục để hạn chế được sự phá hoại của sâu.
  + Thuốc phòng trị: Thuốc Thảo Mộc, BM 247, BM 40, Sạch Nhện.
  - Phòng trị: Tương tự đối với rầy mềm.

  2. Rầy mềm: 
  Thường chích hút ở chồi ngọn, làm cho chồi và lá non không phát triển được và co rúm lại, đồng thời tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.                              Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza.
  + Bệnh Tristeza có triệu chứng rõ rệt nhất trên cây chanh và là loại cây có mùi mẫn cảm nhất: cây lùn, trái nhỏ, lá nhỏ, hơi cong giống hình muỗng, gân lá sưng, soi lá đối diện với ánh nắng thì thấy gân trong, bóc vỏ thân cây thì thấy bị rỗ (có những lỗ nhỏ như những cái gai ấn sâu vào thân cây).
  + Phòng trị: Phun các loại thuốc như: RUMBA, BM40 PLUS, BM 40, METROZIN.                                                            
  3. Rầy chổng cánh: 
  Đây là đối tượng rất nguy hiểm. Rầy chổng cánh thường chích hút nhựa lá non, đọt non và làm lây bệnh vàng lá Greening.
  - Phòng trị: Tương tự đối với rầy mềm.

4. Nhện đỏ: 
  Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non (1-2 tháng tuổi) làm cho vỏ trái như phủ cám nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị của trái thương phẩm.
  - Phòng trị: Quan sát thường xuyên sự xuất hiện của nhện trên trái, lá. Phun các thuốc đặc trị nhện đỏ như Thuốc Thảo Mộc, Siêu Nhện, Sạch Nhện, Papa Bự. Tưới đẫm nước trên vườn sẽ giảm được một số nhện, do đó không cần phun thuốc trừ nhện trong mùa mưa (cần chú ý thoát nước tốt khi tưới đẫm và mưa ngập).        
  5. Bọ Trĩ: 
  - Trên lá non, nếu bị bọ trĩ gây hại, lá sẽ bị biến màu, cong queo. Trên trái, khi tấn công phần tế bào biểu bì, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái. Gây hại quan trọng vào mùa nắng.
  - Phòng trị: 
  + Sử dụng biện pháp tưới nước phun lên cây có thể hạn chế được
mật số bọ trĩ. 
  + Phun các loại thuốc như: 3 PHÚT, SÓI CA, BM 40, PAPA BỰ để phòng trừ bọ
trĩ khi mật số khoảng 3 con/trái, sử dụng thuốc luân phiên vì bọ
trĩ lờn thuốc nhanh. Phun lần 2 cách lần đầu 5-7 ngày.   

  6. Bệnh loét:
  - Bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh gây hại trên cả lá, trái, cành cây, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng nước màu xanh đậm, sau biến thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ trái. Xung quanh vết bệnh có quần vàng. Trên trái non và trên cành vết bệnh có thể ăn sâu 1 – 3mm và làm trái dễ bị rụng, nếu trái không rụng cũng bị mất giá. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa.
  - Phòng trị: 
  + Cắt bỏ, tiêu hủy cành lá, trái bệnh.
  + Phun các loại thuốc đặc trị vi khuẩn như: DIỆT KHUẨN, KHUẨN SINH HỌC,ĐỒNG XANH, ĐỒNG TÍM, MÊTAXY.

  7. Bệnh thối gốc chảy mủ:
  - Do nấm gây ra, bệnh làm thối vỏ thân ở gốc kể cả rễ cạn bên trên, có chảy mủ hôi.
  Khi cây bệnh ít rễ, rễ ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, lá vàng. Nấm cũng có thể tấn công trên trái, nhất là trái ở gần mặt đất.

  - Phòng trị:
  + Chọn gốc ghép kháng bệnh như chanh Volkameriana hoặc cam ba lá.
  + Đất trồng phải ráo, dễ thoát nước; không tủ cỏ rác, không bồi bùn non sát gốc cây.
  + Tránh gây thương tích vùng gốc và rễ cây.
  + Theo dõi phát hiện sớm, cạo sạch vùng bệnh (cạo đến tận phần thân gỗ), quét hay 
tưới gốc Phos Zn 550, MÊTAXY, Mancozeb Vàng, Phosphite, Fosetyl Aluminlum,... thu gom các trái bệnh.
  + Phun định kỳ các loại thuốc đặc trị nấm như: BM SIÊU DIỆT NẤM

8. Bệnh vàng lá gân xanh (Greening)
  - Là bệnh gây hại nghiệm trọng nhất. Cây bị chết có lá vàng lốm đốm nhưng gân xanh, lồi, lá nhỏ, méo mó. Khi chẻ dọc trái ta thấy trái bị lệch tâm.
  - Phòng trị:
  + Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ rầy chổng cánh như nguyệt quới, dây tơ hồng. 
  + Trồng cây sạch bệnh.
  + Cách ly nguồn bệnh bằng cách trồng cây chắn gió cho vườn cây cam quýt.
  + Phun thuốc định kì vào các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa mưa để trừ rầy.
  9. Bệnh ghẻ lồi:
  - Do nấm gây hại trên cả lá và trái. Bệnh thường tấn công vào giai đoạn cây ra đọt non, trái non. Lá, trái bị bệnh sần sùi nên bán mất giá. 
  - Phòng trị: Phun các loại thuốc trừ nấm như: HEXA VANI, Euro Coper, PROTOP,... vào giai đoạn cây ra lá non, trái non.
  + Tỉa cành: Cần mạnh dạn tỉa cành giúp cho vườn thông thoáng.
  + Bón phân hữu cơ: Hàng năm cần bón phân hữu cơ cho cây, có thể bón thêm vôi,1 năm 1 lần.
  + Giữ cỏ trong vườn: Trồng cỏ có rễ ăn cạn, khống chế cỏ bằng cách xén trên mặt, không đào cả rễ.
  + Không bón phân, tưới nước, bôi bùn non vào gốc cây. Nên giữ cỏ, rác cách gốc 20 - 30cm.
  + Phát hiện sớm cây bị bệnh vàng lá Greening và nhanh chóng loại bỏ, đồng thời phun xịt thuốc trừ rầy chổng cánh khi cây đâm tược non.
  10. Bệnh thán thư: 

  - Do nấm gây hại trên cả lá và trái. Trên lá, bệnh tấn công bất cứ vị trí nào nhưng thường bệnh gây hại ở chóp lá và rìa lá vào. Trên trái bệnh, xuất hiện những đốm nhỏ tròn, màu vàng nhạt trên vỏ trái, vết bệnh hơi lõm vào vỏ.

  - Phòng trị: 
  + Hàng năm sau thu hoạch nên tỉa cành cho thông thoáng, loại bỏ và tiêu huỷ các lá và trái bị bệnh.
  + Khi phát hiện cây bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan.
  + Thường xuyên thăm vườn, phun thuốc phòng trị khi bệnh mới xuất hiện.
  + Phun định kỳ các loại thuốc đặc trị nấm: BM SIÊU DIỆT NẤM, HEXA VANI,…..

LINK SẢN PHẨM:

- PHÂN BÓN

- THUỐC BVTV

Youtube – Fanpage: Bảo Minh FE

Group: https://www.facebook.com/groups/kythuatbaominh

Zalo: 0985294911

CHÚC QUÝ BÀ CON CANH TÁC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Zalo
Hotline
Go Top