1. CAM MẬT KHÔNG HẠT
- Tên thường gọi: Cam mật không hạt
- Tên khoa học: Citrus sinensis
- Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, vỏ quả có màu xanh vàng đến vàng xanh khi chín, tính không hạt của quả rất ổn định ngay cả trong điều kiện thụ phấn nhân tạo với các giống cây có múi khác (bưởi Da xanh, bưởi Năm roi, cam Sành, cam Dây, quýt Đường).
- Khả năng ra hoa mạnh.
- Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.
- Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả.
- Năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi).
- Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).
- Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.
- Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.
- Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm
2. CAM XOÀN
- Tên thường gọi: Cam Xoàn
- Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck
- Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài có màu xanh nhạt, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.
- Cam xoàn là loại cam có nguồn gốc xuất xứ từ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Trong đó, huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) và huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) là hai trong những địa phương trồng nhiều giống cam này.
- Cam Xoàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.
- Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.
- Dạng trái cam Xoàn giống như cam mật, da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm, trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái.
- Cam Xoàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 - 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ (cây 10năm tuổi) cây/ năm.
3. CAM MẬT
- Tên thường gọi: Cam Mật, Cam Đường
- Tên khoa học: Citrus sinensis
- Cây thích nghi với vùng nhiệt đới nóng và ẩm.
- Thân, tán, lá: Cây có thân gỗ, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai. Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thoáng.
- Hoa, quả, hạt: Trái có dạng hình cầu, vỏ quả có màu xanh vàng đến vàng xanh khi chín. Có vị ngọt đặc trưng. Dạng quả tròn, vỏ dày 3 – 4mm, màu xanh đến xanh vàng, khá nhiều nước, quả nhiều hạt (13 – 20 hạt/quả), khối lượng quả trung bình 150 -270 g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ. Cam Mật khi chín có màu vàng, thơm ngọt, ít chua. Đây là cây giống có năng xuất cao.
- Trái Cam Mật còn chứa nhiều hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao hơn gấp 6 lần so với vitamin C, có khả năng giảm cholesterol xấu. nước Cam Mật không chỉ dùng làm nước giải khát mà còn là một loại thuốc giữ gìn nhan sắc, tăng vitamin cho trẻ em. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly Cam Mật bạn sẽ có được làn da căng bóng, không xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt.
- Là giống cam được bà con các tỉnh ĐBSCL ưa thích. Phần lớn các diện tích cây có múi ở miệt vườn Tây Nam Bộ được trồng giống cam này.
4. CAM SÀNH
- Tên thường gọi: Cam Sành
- Tên khoa học: Citrus Sinensis, Citrus Nobilis
- Cam Sành Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc và ĐBSCL. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao.
- Thân, tán, lá: Cây có tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m. Độ rộng tán tùy thuộc vào chế độ chăm sóc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Khung cành dày, nhiều cành tăm, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng.
- Hoa, quả, hạt: Trái có dạng hình tròn, có đường kính 4-12 cm, bên trong có chứa 8-11 múi. Trái có thịt mềm nhiều sơ đang chặt chẽ với nhau và nhiều hột có hạch cứng bao xung quanh, trọng lượng trung bình 235,9g, vỏ màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3-5 mm. Tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua, có mùi thơm.
- Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa.
- Đây là giống cây trồng dễ trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Tỉ lệ đậu quả cao. Giống cây cam sành hiện đang được trồng phổ biến ở hai khu vực lớn là đồng bằng sông cửu long và khu vực tuyên quang bắc giang.
5. CAM XÃ ĐOÀI
Tên cam được gắn liền với tên địa danh Xã Đoài huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Giống cam ngon ngọt đặc trưng này từ lâu đã được trồng tại nơi đây. Nhiều người chia sẻ chỉ có vùng Xã Đoài này mới trồng được loại cam cho vị ngon đặc trưng đến thế.
Cam Xã Đoài có vẻ ngoài khá bắt mắt. Qủa to tròn căng mọng với một màu vàng óng ả tươi tắn. Bên ngoài có một lớp the mỏng chỉ cần vết xước nhỏ thôi cũng đã tỏa hương thơm đặc biệt. Khi bổ đôi quả cam ra bên trong có màu vàng óng ả và thơm như mật ong khiến ai thưởng thức một lần đều sẽ không thể quên được.
Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả, có 18 - 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.
6. CAM VALENCIA
- Cây cam Valencia là loại trái cây nhập khẩu có nguồn gốc từ Valencia, Tây Ban Nha. Nó nhập cư vào Mỹ vào thế kỷ 19. Nhiều người tin rằng cam Valencia là hậu duệ của một giống cam ngọt khác có nguồn gốc từ khu vực khí hậu cận nhiệt đới Trung Quốc, đó là lý do cam Valencia có khả năng thích nghi với những vùng khí hậu cận nhiệt đới và cũng có thể thích nghi cả với vùng khí hậu ven biển như vùng California hay vùng khí hậu nhiệt đới như vùng Florida.
- Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam, ít hạt nhiều nước. Hạt 0 - 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.
- Hiện nay, cam Valencia được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới như: Mỹ, Mexico, CuBa, Brazil,… Ở nước ta ngoài Lam Sơn, Thanh Hóa thì nhiều tỉnh khác như: Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Nghệ An,… Điều đang bắc đầu trồng loại cam này.
7. CAM SÔNG CON
- Đây là giống cây mang tên con sông xứ Nghệ, giống cam này được chọn lọc từ giống nhập nội và đột biến mầm cuả Cam Washington Navel.
- Giống cam sông con có cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, cành ngắn, nhiều và tập trung. Lá cây hình bầu, gân phía lưng, phản quang có hoa màu xanh bóng, bất dục đực 50%. Quả cam to, mọng nước, vỏ mỏng hơn, ngọt đậm, ít hạt và thơm, khối lượng quả trung bình 200-250 g/quả, có 3-5 hạt/quả. Thu hoạch vào tháng 10-11.
- Giống cam này có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh, cho năng suất trung bình. Cam Sông con được trồng phổ biến trên khắp cả nước. Cây có thể ghép cành, chiết cành và 3 đến 4 năm cho ra quả đưa vào kinh doanh khai thác.
8. CAM VÂN DU
- Giống Cam Vân Du này là giống cam chủ lực trong nước, được nhập từ những năm thập kỷ 40.
- Cây có cành khỏe, dày, tán hình trụ có gai, Lá cây thì hơi thuôn, eo lá hơi to và có màu xanh đậm. Hàng năm giống cam này cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, chịu hạn tốt, được phổ biến, thích nghi đất rộng.
- Giống cam Vân Du có quả hình tròn, vỏ dày, mọng nước, ngọt, nhiều hạt giòn, khối lượng quả trung bình 180 - 200 g/quả, có 10 - 15 hạt/quả, ngon thơm nhưng dai hơn cam Xã Đoài. Quả cam bổ ra nước cam có độ trơn nhơt, không dính tay sau khi khô (so với cam Xã Đoài).
Bảng so sánh nhanh các giống cam
Tên giống cam |
Đặc điểm nổi bật |
Nguồn gốc |
Năng suất |
Khả năng kháng bệnh |
Chất lượng quả |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Cam mật không hạt |
Không hạt, quả to, ngọt |
Chiết cành |
Cao |
Tốt |
Ngọt, ít chua, nhiều nước |
Chất lượng cao, không hạt |
Khó đậu quả, cần thụ phấn hỗ trợ |
Cam Xoàn |
Vỏ sần, hình tròn, ngọt |
Miền Tây Nam Bộ |
Cao |
Khá tốt |
Ngọt, nhiều nước |
Dễ trồng, thích nghi tốt |
Thịt quả có thể bị chai sượng nếu không chăm sóc tốt |
Cam Mật |
Ngọt đậm, nhiều hạt |
ĐBSCL |
Cao |
Tốt |
Ngọt, nhiều nước |
Phổ biến, thích nghi rộng |
Nhiều hạt |
Cam Sành |
Vỏ dày, sần, vị ngọt chua |
Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái và ĐBSCL |
Cao |
Tốt |
Ngọt, chua nhẹ, thơm |
Năng suất cao, dễ trồng |
- |
Cam Xã Đoài |
Vỏ mỏng, ngọt đậm, thơm |
Nghệ An |
Cao |
Tốt |
Ngọt đậm, thơm |
Vị đặc trưng, năng suất cao |
- |
Cam Valencia |
Quả to, ít hạt |
Tây Ban Nha |
Cao |
Tốt |
Ngọt, nhiều nước |
Quả to, ít hạt |
- |
Cam Sông Con |
Quả to, ngọt, ít hạt |
Việt Nam (chọn lọc) |
Trung bình |
Tốt |
Ngọt, ít hạt |
Chịu sâu bệnh tốt |
- |
Cam Vân Du |
Quả tròn, vỏ dày, ngọt |
Nhập nội |
Cao |
Tốt |
Ngọt, nhiều hạt |
Năng suất cao, chịu hạn tốt |
Hạt nhiều, nước ít |
Hướng dẫn chăm sóc cây cma và quản lý dịch hại trên cây cam - cây có múi