GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG TRÊN CÂY CÓ MÚI
Nhiệt độ: Cây có múi ( cam, chanh, quýt, bưởi ) có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38 oC , thích hợp nhất là 23 – 29o C. Dưới 13oC cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5oC cây sẽ bị chết; Ánh sáng : Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cam quýt khoảng 10.000 – 15.000 lux ( tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong mùa nắng);
Nước: Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trog thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước, trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết.
DINH DƯỠNG THỜI KỲ KINH DOANH
I. Phục hồi cây sau thu hoạch
1. Đầu tiên tỉa cành tạo tán
- Tiền hành cắt tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành siêu vào tán. Cắt tỉa khống chế độ cao từ 3- 3,5m
2. Làm cỏ và bón phân.
- Làm cỏ: Chỉ phát cỏ khi cỏ lên cao, không nên làm sạch cỏ vì cỏ giúp tăng lượng CO2 và mát gốc ( giữ ẩm ) cây trồng .
- Chú ý: Làm sạch cỏ bằng thủ công, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn. Vì khi sử dụng thuốc trừ cỏ thì lập tức thuốc trừ cỏ sẽ ngấm xuống bộ rễ cây làm cho rễ cây tơ bị thối. Nên khi chúng ta bón phân vào thì cây không thể hút đượcc chất dinh dưỡng.
- Bón phân:
Rải đợt 1 :0,5 – 1kg 30-10-10 + 200gr Humic 80 hay Humic Vãy rải cho 1 gốc
Sau khi rải gốc đợt 1 từ 5 - 7 ngày phun 0,5kg 30-10-10 + 0.5 lít Fulvitop + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước phun đều trên tán lá, phun liên tục 7- 10 ngày 1 lần.Trong kì rải thêm 5 – 10kg phân chuồng hay 1 – 3 kg phân hữu cơ viên nén.
Chú ý : Phân chuồng phải được ủ hoai mục với nấm trichoderma để loại bỏ được mầm bệnh.
Rải đợt 2 :Sau khi lá cơi 1 chuyển sang lụa chúng ta bón 0,5 – 1kg DAP + 200gr Root Viên hay Root’s 2 rải cho 1 gốc
Sau khi rải gốc đợt 2 từ 5 – 7 ngày phun 0,5kg Magnisal + 0,5 lít Fulvitop + 1 gói Vi lượng chelate BM cho 200 lít nước phun đều trên tán lá, phun liên tục đến khi lá lụa mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
II. Sử lý ra hoa
Phun qua lá: Sau khi cây ra được 2-3 cơi đọt chúng ta xiết nước không bón phân lân thêm vì đã rải lân đợt làm đọt rồi, chỉ phun trên lá: Hàm lượng có thể tăng hoặc giảm tùy vào sức cây.
- Đợt 1: Sau khi lá lụa pha 2 kg Haifa MKP + 0,5kg 10-50-10 cho 200 lít nước phun ướt đều tán lá.
- Đợt 2 : 5 ngày sau phun 2-3 kg Haifa MKP + 0,5kg 6-30-30 cho 200 lít nước phun đều trên tán lá.
- Đợt 3 : 5 ngày sau phun 2-3 kg Haifa MKP + 0,5kg 15-30-15 cho 200 lít nước phun đều trên tán lá.
- Đợt 4,5:....., Phun liên tục cho đến khi lá giòn, dày và nụ mầm hoa.
- Đối với cây Cam, Chanh: Cần sử dụng thêm 0,5kg Pacloputrazol 15WP (JUMBO F150) cho 200 lít nước để hỗ trợ ra hoa tốt hơn.
Đối với cây Bưởi: Khi lá giòn, dày cần tiến cành tuốt lá cành già (nhánh nhện) để cây ra hoa theo ý muốn. - Phá lá: Pha 1 gói kích ra hoa cây có múi + 1kg Multi K GG (KNO3) cho 200 lít nước phun ướt đều tán lá ( lá rụng khoảng 20-30%)
Đẩy vọt hoa: 5 ngày sau phun 0,5kg 30-10-10 + 0,5kg Kích phát tố 999 cho 200 lít nước phun ướt đều trên tán lá. Tưới nước thúc bên dưới.
Sau khi ra hoa được 50% phun 250ml Bo 90 + 1 gói Vi lượng chelate BM
Sau khi ra hoa đều phun 250ml Seaweed cabo + 1 gói Vi lượng chelate BM + 1 gói Poly Feed 16-8-34 cho 200 lít nước phun ướt đều tán lá.