Tuyến trùng hại rễ như thế nào ?

BM
Tuyến trùng hại rễ như thế nào ?

Tuyến trùng là loài động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Chúng có kích thước rất nhỏ, từ 0,5 – 2 mm nên chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi, không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Chúng chích hút chất dinh dưỡng từ rễ và bơm các độc tố vào khiến rễ bị tắc nghẽn, thối nhũng rễ, mạch phình to tạo nên những nốt sần, cây không lấy được dinh dưỡng dẫn đến chậm hấp thu và suy kiệt.

Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở rễ nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây đặc biệt là bộ lá và đọt non. Chúng thích nghi linh hoạt khi môi trường biến đổi nên cũng là một đối tượng cần được quan tâm.

Tuyến trùng luôn tồn tại trong đất, ở hình thức ngoại kí sinh chúng sống quanh rễ và chờ gây hại, ở hình thức nội kí sinh chúng chờ thời cơ cây bị tổn thương và tấn công theo vết thương vào rễ và việc bón dư đạm làm cây phát triển quá nhanh dẫn đến việc nứt rễ nứt gốc; côn trùng tạo vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho chúng xâm nhập, ngoài ra còn có thể một nữa chui vào rễ một nữa còn ở bên ngoài môi trường làm môi giới truyền bệnh cây.

Khuyến cáo nên xử lý tuyến trùng 2 lần/năm, trước và sau mùa mưa và đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.  Và nên xử lý ngay khi thấy lá và đọt non có biểu hiện như trên hình.

Khuyến cáo sau khi xử lý tuyến trùng 5 ngày nên xử lý tiếp thuốc bệnh rễ để giúp cây nhanh chóng phục hồi.

https://baominhagri.com/tuyen-trung-bmfe-1kg-thuoc-tru-sau-ledan-4gr

Chúc quý bà con canh tác thành công!

Zalo
Hotline
Go Top