Rầy nhảy (rầy phấn trắng) đặc điểm gây hại và những biện pháp phòng trừ.

BM
Rầy nhảy (rầy phấn trắng) đặc điểm gây hại và những biện pháp phòng trừ.

Kính chào quý bà con nông dân và các anh/chị!

Rầy phát triển và gây hại vào tất cả các giai đoạn nhưng tấn công mạnh nhất vào thời điểm cây ra đọt non làm cháy lá, rụng lá non hàng loạt, khiến cành trơ trọi.

Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời.

Rầy trưởng thành thường sống tập trung mặt dưới lá, chúng đẻ trứng trong mô lá non và có thể sống tới 6 tháng. Rầy non (ấu trùng) tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra.

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Rầy di chuyển rất linh hoạt, khi bị động chúng sẽ nhảy sang các lá khác.

Biện pháp phòng trừ:

• Vệ sinh ruộng vườn thông thoáng trước và sau khi trồng.

• Cắt tỉa bớt lá gốc và cỏ dại quanh gốc để vườn cây được thông thoáng, hạn chế bớt nơi ẩn nấp đẻ trứng của rầy.

• Không nên phun thuốc trừ sâu sớm và phun quá nhiều lần để bảo vệ các thành phần thiên địch trong vườn cây.

• Khi cần phun thuốc thì nên chọn những loại thuốc có đặc tính nội hấp, thấm sâu, ít ảnh hưởng thiên địch để sử dụng.

• Có thể sử dụng luân phiên một số loại thuốc có hoạt chất sau: Tetramethrin, Lambda-cyhalothrin, Thiamethoxam…

Link sản phẩm: BA CON RẦY

Mọi thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm và kỹ thuật cây trồng vui lòng liên hệ:

* Hotline: 0985.294.911

* Truy cập Website: https://baominhagri.com/

* Fanpage - Youtube: Bảo Minh FE

Xin chân thành cảm ơn!

#BMFE

#CHẤTLƯỢNGLUÔNTIÊNPHONG

#GIẢIPHÁPTRÊNCÂYTRỒNG

#ĐỒNGHÀNHCÙNGNHÀNÔNG

Zalo
Hotline
Go Top