BMFE_QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẬN_PHẦN 2

BM
BMFE_QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MẬN_PHẦN 2

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRÊN CÂY MẬN
GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

III. GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

Giai đoạn sau khi đậu trái là thời điểm quan trọng quyết định đến năng suất cây mận. Để có được trái mận đạt như ý muốn, thì ngoài khâu chăm sóc trái cũng cần phải quan tâm đến cây, bởi những yếu tố cấu thành từ bộ rễ, thân, cành, lá đều ảnh hưởng rất quan trọng trong việc tạo ra trái mận chất lượng cả về màu sắc và trọng lượng.
Mận có thời gian nuôi trái tương đối ngắn ngày, trung bình từ 30 đến 35 ngày (đối với Mận An Phước), từ 35 đến 40 ngày (đối với Mận Đào Đá). Vì thế cần phải chú trọng đến quá trình nuôi trái và chia ra từng giai đoạn để sử dụng dinh dưỡng cũng như nước tưới 1 cách hợp lý và hiệu quả

Giai đoạn 1: Trái từ sau khi xã nhụy đến 10 ngày
- Tưới gốc: Pha 1kg Kích phát tố 999 + 1kg BM Root’2 cho 400 lít nước tưới ướt đều tán gốc (mỗi gốc từ 10 đến 15 lít nước), giúp cây ra rễ mạnh, khỏe , cây và trái phát triển nhanh.
- Phun qua lá: Pha 0,25kg 30-10-10 + 0,5 lít Fuvitop + 0,5kg Magnisal cho 200 lít nước phun ước đều tán lá giúp trái lớn nhanh và xanh trái.
Giai đoạn 2: Trái từ 10 ngày đến 20 ngày (giai đoạn vô thịt trái)
- Tưới gốc: Pha 1kg Lớn Trái – Đỏ Màu Mận + 1kg BM Root’2 cho 400 lít nước tưới ước đều tán gốc (mỗi gốc từ 15 đến 20 lít nước), giúp trái lớn nhanh

- Phun qua lá: Pha 250ml Amino liquid + 1 gói Vi Lượng Chelate BM cho 200lít nước phun ước đều tán lá giúp trái lớn nhanh, vô thịt và bóng trái
Giai đoạn 3: Trái từ 20 ngày đến thu hoạch
- Tưới gốc: Pha 1kg Lớn Trái – Đỏ Màu Mận + 1kg Kích phát tố 999 cho 400 lít nước tưới ước đều tán gốc (mỗi gốc từ 15 đến 20 lít nước), tưới kết hợp giúp trái lớn tối đa, đặc ruột, nặng ký, nổi gân và lên màu trái
- Phun qua lá: Pha 250ml Lớn Trái Mận + 100ml Mgzncu cho 200 lít nước phun ước đều tán lá (giai đoạn này nên kết hợp thêm 3 Phút, Sói CaBM 247 để hạn chế vấn đề sâu và ruồi đục trái.

IV. MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI

1. Sâu hại

a) Nhện đỏ
Chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám. Dọc gân chính của lá có nhiều vết lấm tấm nhỏ, đó là lớp da củ của nhện sau lột xác còn để lại. Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển.
Phòng trị:
Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
Khi mật số nhện cao, có thể sử dụng thuốc hóa học.
Phun: Thuốc Thảo Mộc + Siêu Nhện ;……
b) Sâu Lông, Sâu Đục Thân.
Sâu lông gây hại xuyên suốt tất cả các giai đoạn của cây. Cắn phá phần thịt lá lúc cây mới ra cơi đọt non, giai đoạn hoa hay ngay cả trái.
Sâu đục thân tấn công vào các thân chính hay nhánh lớn, gây chết nhánh và suy yếu cành cây. Con cái đẻ trứng vào các vết nứt hoặc cháng cây, khi nở ra ấu trùng chui qua vỏ vào trong đục thành đường hầm và cắn phá.
Phòng trị:
Cắt tỉa cành thông thoáng, tránh tình trạng sâu làm ổ.
Thăm vườn thường xuyên.
Sử dụng các dòng BM 247; Sâu 5.0

c) Ruồi vàng
Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả. Giòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng.
Phòng trị:

Phải sử dụng bao trái.
Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn mận.Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì là nơi ruồi lưu tồn.
Sử dụng các dòng: 3 Phút; BM 40; BM 247….

2. Bệnh hại
a) Bệnh thán thư (Anthracnose):
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm.
Bệnh gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm.
Phòng trị:
Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
Phun: BM Siêu Diệt Nấm; Diệt Khuẩn; Mancozeb Xanh; Mancozeb Vàng; BM 75 GOLD... để phòng ngừa bệnh gây hại.

b) Bệnh thối trái
Bệnh do nấm Phytopthora sp. gây ra.
Biểu hiện, gây hại:
Trên trái thường xuất hiện các chấm màu nhạt hơn và có vẻ sũng nước, các vết này
sẽ lan rộng và gây thối một đám, rụng trái.
Bệnh thường tấn công trên các trái ở vị trí thấp hoặc các trái ở vị trí cành sum xuê.
Phun thuốc: DBM Siêu Diệt Nấm; Diệt Khuẩn; Mancozeb Xanh; Mancozeb Vàng; BM 75 GOLD; PhosZn 550 để phòng ngừa bệnh hại

Zalo
Hotline
Go Top