BMFE QUY TRÌNH TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA_PHẦN 2
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH_CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN GIAI ĐOẠN RƯỚC HẠT
IV. MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN
- Hiện tượng bạc lá (giai đoạn 7 đến 15 ngày): Lá lúa bị bạc trắng toàn bộ các phiến lá ở phần gần cổ lá sau đó lan dần lên chóp lá khi bị nhiễm nặng và làm cho cây hạn chế khả năng quang hợp.
Nguyên nhân: Canh tác lúa liên vụ (3 vụ liên tục), ruộng lúa không có thời gian ngủ nghỉ đất trũng thấp kết hợp thời tiết lạnh sẽ làm cây lúa bị rối loạn sinh lý.
Biện pháp khắc phục: Rút cạn nước, rãi vôi bột hay Haifa Cal Agri (Canxi Nitrat) hoặc hỗ trợ thêm qua lá dòng Rice holder 0.0075SL15 ml/1000m2 => Sử dụng cho bình máy 25 lít nước để giúp điều hòa ổn định lại sự sinh trưởng cây lúa.
- Bọ trĩ và Muỗi hành: Bọ trĩ trưởng thành và non điều hút nhựa lá và đỉnh sinh trưởng làm cho cây lúa phát triển còi cọc và nặng hơn sẽ làm khô vàng, xoăn chóp lá lại với nhau.
Nguyên nhân: Ruộng khô nước, thông thường chủ yếu xuất hiện vào vụ lúa Hè Thu và Thu Đông thời tiết hanh khô tạo điều kiện cho bọ trĩ gây hại.
Muỗi hành: Xuất hiện vào giai đoạn lúa từ 7 đến 12 ngày tuổi, tấn công vào đỉnh sinh trưởng cây lúa, làm cho cây lúa biến dạng và biểu hiện giống như cọng hành, làm mất năng suất.. Có thể phòng trị bằng các loại thuốc 3 PHÚT và SÓI CA
Ngoài ra: Kết hợp dòng Kích Rễ Bung Đọt BM gói 50 gram/bình 25 lít nước, hỗ trợ cây lúa kích thích ra nhiều rễ, hạn chế nghẹt rễ và chống tình trạng còi cọc.
- Đạo ôn: Bệnh đạo ôn xuất hiện với các triệu trứng như: đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn cổ bông và cuống hạt
Thuốc phòng trị: ĐẠO ÔN
Thành phần: Tricyclazole 880g/kg + Additive 120g/kg
Liều dùng: Gói 20 gram/bình máy 25 lít nước/1000m2
- Sâu cuốn lá: Lá lúa cuốn lại, sâu non cắn phá phần diện tích mặt trên và biểu bì diệp lục của lá, làm giảm diện tích quang hợp. Thông thường sẽ xuất hiện vào những ruộng lúa dư đạm, bón phân không cân đối.
Thuốc phòng trị: BM PLUS
Thành phần: Bacillus thuringiensis var. kurstaki 18000 iu/mg
Liều dùng: Gói 20 gram/bình máy 25 lít nước/1000m2.
- Nhện gié: Ban đầu nhện gié tấn công vào bên trong bẹ lá lúa khi đang trong giai đoạn đẻ nhánh, tạo nên vết bầm màu nâu xám giống như cạo gió. Khi mật độ nhện gié lên cao vào giai đoạn trổ nhện sẽ tấn công cả gié lúa làm lép, lửng và lem hạt.
Thuốc phòng trừ: SIÊU NHỆN VÀ THUỐC THẢO MỘC
Thành phần: Sulfur 80%w/w + Additive 20%w/w (Siêu Nhện) và Matrine 10g/l + Additive 990g/l (Thuốc Thảo Mộc)
Liều dùng: Pha 120 gram SIÊU NHỆN + 25 ml THUỐC THẢO MỘC => Sử dụng cho bình máy 25 lít nước/1000m2
- Sâu đục thân: Vào giai đoạn đẻ nhánh sâu cắn đứt phần gốc làm cây lúa chết khô. Vào thời kỳ đòng trổ, sâu tấn công vào đỉnh sinh
trưởng cây lúa, cắn đứt mạch vận chuyển dinh dưỡng làm cho bông lúa lép trắng. Giúp ngăn ngừa và tiêu diệt khi sâu xuất hiện
Thuốc phòng trị: SÓI CA
Thành phần: Thiosultap-sodium 450g/kg + Buprofezin 50g/kg
Lều dùng: Gói 50 gram => Sử dụng cho bình máy 25 lít nước/1000m2
- Lem lép hạt do nấm: Nấm gây hại làm hạt lúa có vết màu tím đến tím sậm, vết màu nâu đến nâu sậm, trong điều kiện ẩm ướt khi đi thăm đồng vào buổi sáng sẽ phát hiện ra các hạt lúa có lớp phấn trắng bao phủ, dẫn đến tình trạng lúa bị lép lững.
Thuốc phòng trị: BM SIÊU DIỆT NẤM
Thành phần: Azoxystrobin 200g/L + Difenoconazole 125g/L + Additive 675g/L
Liều dùng: 25 ml/bình máy 25 lít nước/1000m2
- Lem lép hạt do vi khuẩn: Hạt lúa bị lép vỏ trấu không biến màu khi bệnh nhẹ.
Khi bệnh nặng vỏ trấu sẽ có màu nâu sậm ở phần đầu hạt, bên trong hạt lúa sẽ lép lững sủng ước nâu đen lại. Vào giai đoạn trổ nhánh lúa sẽ không cuối xuống (đối với nhánh bị nhiễm bệnh) và chỉ đứng thẳng lên nên nông dân gọi là “bắn máy bay”.
Thuốc phòng trị: DIỆT KHUẨN
Thành phần: Ningnamycin 3%w/w + Additive 97%w/w
Liều dùng: 25 ml/bình máy 25 lít nước/1000m2
- Cháy bìa lá do vi khuẩn: Cháy bìa lá lúa do vi khuẩn có ba dạng triệu chứng xuất hiện là; cháy bìa lá từ hai mép bên ngoài, cháy bìa lá lúa ở giữa lá, cháy bìa lá lúa có màu đỏ.
Thuốc phòng trị: 3 TRONG 1 (ANTIMER-SO 800WP)
Thành phần: Bismerthiazol 200g/kg + Tricyclazole 400g/l + Sulfur 200g/l
Liều dùng: 29 gram/bình máy 25 lít nước/1000m2.
- Bệnh khô vằn: Nấm bệnh tấn công lên bẹ lúa có hình bầu dục đến trái xoan, khi tấn công nặng vết bệnh sẽ lem lớn dần ra có hình dạng không đồng đều và tâm có màu trắng xám, viền ngoài có hình màu nâu sậm. Vào buổi sáng sớm quan sát khu vực bẹ lúa sẽ phát hiện các sợi nấm tia nhỏ mọc ra từ vết bệnh.
Thuốc phòng trị: HEXA-VANI
Thành phần: Hexaconazole 50g/l + Special additives 950g/l
Liều dùng: 40-50ml/bình 25 lít nước. 2 bình/1000m2 (công nam bộ)
- Rầy nâu: Cả rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây ở cả giai đoạn mạ và đòng trổ, làm cho cây có màu nâu vàng đến sậm và khô héo còi cọc. Ngoài ra rầy nâu còn là tác nhân lan truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá.
Thuốc phòng trị: BM40 PLUS
Thành phần: Dinotefuran 250g/kg + Buprofezin 150g/kg
V. CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN ĐỢT 4 (BÓN RƯỚC HẠT)
- Bón phân rước hạt (giai đoạn từ 70 đến 75 ngày sau sạ). Và tùy từng giống lúa sẽ có thời gian trổ chín khác nhau nên sẽ có thời điểm bón phân khác nhau.
- Bón 3 kg Ure + 4 kg KCL cho diện tích 1000m2 (khi 3 lá trên cùng có màu vàng nhạt)
* Cung cấp dinh dưỡng qua lá
Gói K-plus 50 gram hoặc 50 ml BM Super K + gói Magnisal 50gram + 50 ml HEXA-VANI => Pha cho bình máy 25 lít nước/1000m2 phun ước đều tán lá, kết hợp
HEXA-VANI nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng khô vằn bông lúa giai đoạn chín. Giúp giữ xanh bộ lá đòng, cung cấp lượng kali thiết yếu giúp lúa vô gạo nhanh,
sáng hạt.