4 LƯU Ý KHI TRỒNG SẦU RIÊNG NÔNG DÂN CẦN PHẢI BIẾT

BM
4 LƯU Ý KHI TRỒNG SẦU RIÊNG NÔNG DÂN CẦN PHẢI BIẾT

1/ Cây sầu riêng rất cần được bón vôi và phân hữu cơ để cải tạo đất trồng Bón vôi kết hợp phân hữu cơ không chỉ cung cấp dưỡng chất canxi cho cây sầu riêng mà còn có nhiều tác dụng khác mà phân hóa học không có được như giải độc để nâng pH của đất lên, ngăn chặn sự suy thoái của đất, giải tác hại của mặn, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ và thuốc diệt cỏ. Ngoài ra còn cung cấp canxi cho cây hút, khi pH đã được cải thiện, chất độc giảm, bộ rễ có điều kiện phát triển thì khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ được tăng cường, giúp cho cây thêm khỏe mạnh.

 

Với những vùng đất mặn có phèn, để hạn chế tác hại của mặn, nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón thạch cao (CaSO4).

2/ Chú ý bón phân hữu cơ – organic khi trồng sầu riêng Việc bón phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong canh tác sầu riêng, bởi phân hữu cơ – organic giúp cải thiện đặc tính hóa lý đất như tăng độ phì, tăng hàm lượng hữu cơ, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, cải thiện cấu trúc, độ ẩm đất. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất – thành phần giữ vai trò quan trọng. Giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng trái, màu sắc bắt mắt, mùi vị thơm ngon, đậm đà hơn.

 

Chú ý phân hữu cơ bón lót trước khi trồng, hàng năm, bón sau khi thu hoạch.

3/ Xử lý ra hoa cho cây sầu riêng Xử lý ra hoa là một trong những yếu tố quan trọng trồng sầu riêng có hiệu quả, cho trái nhiều, đẹp hay không. Vì thế người dân luôn quan tâm đến vấn đề này. Để đạt được tỉ lệ đậu trái cao nên tránh xử lý ra hoa trong những tháng có mưa nhiều. Có nhiều phương pháp để kích thích ra hoa cho cây sầu riêng như: xiết nước, dùng hóa chất, bón phân, các biện pháp tổng hợp...

Quy trình BẢO MINH:

4/ Độ ẩm, dinh dưỡng, nước tưới, phân bón và sâu bệnh hại khi trồng sầu riêng Độ ẩm và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi cung cấp đầy đủ cây mới cho chất lượng trái tốt, cung cấp vừa đủ không thừa hoặc không thiếu.

Để ý xem trong giai đoạn trái sắp chín cây có đâm chồi hay không. Nếu có cần tìm biện pháp hạn chế ngay. Nếu cây có những biểu hiện bất thường do sâu bệnh tấn công. Tăng cường biện pháp phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng.

Bổ sung đủ nước trong giai đoạn mang trái, bón phân cân đối hợp lý.

Phòng trừ sâu bệnh nên áp dụng kết hợp hai biện pháp song song là hóa học và sinh học. Nhằm tăng hiệu quả tối ưu, bảo vệ cây trồng đặc biệt bảo vệ được các loài thiên địch. Không trồng xen đu đủ trong vườn sầu riêng, bởi loại cây này là ký sinh của nấm gây ra nhiều bệnh hại đáng sợ trên cây sầu riêng.

Nguồn: Minh Khoa BMFE

Zalo
Hotline
Go Top