BMFE_QUY TRÌNH TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN CÂY XOÀI_PHẦN 2

BM
BMFE_QUY TRÌNH TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN CÂY XOÀI_PHẦN 2

GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ SÂU BỆNH - THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

IV. QUẢN LÝ SÂU BỆNH

1.1. Sâu đục trái (Noorda albizonalis):

Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 ngày sau khi đậu trái) ở phần đít trái, sâu có khoang trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần thịt trái, sâu lớn tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên trong.
* Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy.
- Phun thuốc có gốc: Sói Ca; 3 Phút; BM 247; Sâu 5.0;...
1.2. Rầy bông xoài (Idioscopus spp):
Gây hại trên các bộ phận non như bông, đọt, lá và trái non, rầy chích hút làm lá không phát triển, lá bị cong, rìa lá khô, phát bông bị khô, trái không phát triển và rụng đi.
Rầy còn thải ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và trái.
Khi vào vườn xoài có rầy hiện diện sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy di chuyển nên rất
dễ phát hiện.
* Phòng trị:
- Tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy.
- Một số loài thiên địch rầy bông xoài như: bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong ký sinh và nấm
Verticellium lecanii, Hirsutella sp.
- Phun thuốc: BM 40 PLUS; 3 Phút; BM 40; RUMBA, Sâu 5.0;...
1.3. Rệp sáp (Pseudoccoccus sp):
Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh
hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị của trái.
   Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống
   phát triển làm cho trái chậm lớn.
   * Phòng trị:
   - Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa ... để hạn chế rệp sáp.
   - Phun thuốc hóa học như: BM 40 PLUS; 3 Phút; BM 40; RUMBA3 Phút;;…

   1.4. Ruồi đục quả xoài (Bactrocera dorsalis):
   - Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà sau chuyển sang màu vàng nhạt. Giòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Ruồi làm nhộng trong đất quanh gốc cây, sau đó vũ hóa, chui lên mặt đất.
- Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch khi xuất nhập khẩu trái cây. Ruồi tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái xoài bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được.
* Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn xoài.
- Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì là nơi ruồi lưu tồn.
- Phun: 3 Phút; BM 40 BM 247….

1.5. Bọ cắt lá (Deporaus marginatus):
Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non vào mùa khô. Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu vàng, đầu và ngực màu đỏ cam, miệng là cái vòi dài. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non vào ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa rất lớn, do làm giảm diện tích lá trên chồi.
* Phòng trị:
- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
- Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.
- Phun: RUMBA; BM 247;….
1.6. Nhện đỏ (Oligonichus sp):
Sống tập trung ở mặt dưới những lá đã chuyển sang màu xanh, chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám. Dọc gân chính của lá có nhiều vết lấm tấm nhỏ, đó là lớp da củ của nhện sau lột xác còn để lại. Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển.
* Phòng trị:
- Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
- Khi mật số nhện cao, có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị.
- Phun: Thuốc Thảo Mộc + Siêu Nhện ;……
1.7. Bọ trĩ (Bù lạch) (Scirtothrips dorsalis Hood):
Thành trùng có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây như đọt non, lá non, hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô. Bù lạch phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng và sinh sản rất nhanh nên rất mau kháng thuốc.
- Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
- Dùng RUMBA + 3 Phút phun lúc cây ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài,…
- Trên bông phun 3 Phút + Sói Ca, BM 247.
*Lưu ý: cần phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau để ngăn chặn hiện tượng kháng thuốc..

2. Bệnh hại xoài:
2.1. Bệnh thán thư (Anthracnose):
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm. Bệnh gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm.
* Phòng trị:
- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
- Phun: BM Siêu Diệt Nấm; Diệt Khuẩn; Mancozeb Xanh, Mancozeb Vàng, BM 75 GOLD... để phòng ngừa bệnh gây hại.


2.2. Bệnh phấn trắng (Powdery mildew):
Do nấm Oidium mangiferae gây ra. Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.
Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh.
* Phòng trị:
- Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ.
- Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (từ 35-40 ngày tuổi) để phòng ngừa nấm bệnh và tránh ruồi đục quả.
- Phun: BM Siêu Diệt Nấm hoặc Diệt Khuẩn để phòng ngừa bệnh gây hại

2.3. Bệnh xì mủ trái (Xanthomonas campestris pv. Mangiferae):
Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferae. Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên. Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục trái,…).
* Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái
-    Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả vườn.
-    Phun thuốc: Diệt Khuẩn, Khuẩn Sinh Học, Đồng Xanh, Đồng Tím để phòng ngừa bệnh.

V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
1. Thu hoạch:

Thu hoạch phải đúng độ chín (trái sẽ chìm khi thả vào nước hoặc tỉ trọng bằng 1,02), nhằm đảm bảo chất lượng trái và bảo quản trái sau thu hoạch được lâu hơn. Nên thu hoạch lúc trời mát, không thu hoạch sau mưa hoặc có sương mù nhiều vì trái dễ bị thối khi tồn trữ. Lúc thu hoạch trái nên để cuống dài từ 5-10cm để tránh không bị chảy nhựa làm tăng giá trị thương phẩm.
2. Bảo quản:
- Ở nhiệt độ bình thường, chỉ có thể giữ trái được khoảng 5-7 ngày. Để kéo dài thời gian bảo quản nên giữ trái trong điều kiện nhiệt độ là 12oC và độ ẩm khoảng 90%. Trong quá trình bảo quản nên thông gió thường xuyên và chú ý tạo đối lưu đồng đều trong kho.
Ngoài ra, nếu bảo quản ở nhiệt độ 10-13oC trong bao PE chuyên dùng thì thời gian tồn trữ có thể lên đến 22 ngày.
- Trái không để tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh chất thành đống và phải còn nguyên cuống (dài khoảng 5cm), quay ngược đầu
lại để cho khô nhựa trước khi bao giấy đưa vào thùng.
 

Zalo
Hotline
Go Top